Đăng kí tư vấn Báo giá tủ bếp

Ván MDF, HDF, MFC và Plywood – Cách phân biệt và ứng dụng

5/5 - (6 bình chọn)

Xin chào quý khách, gỗ công nghiệp hiện nay là vật liệu phổ biến trong thiết kế và thi công nội, ngoại thất. Sự ra đời của gỗ công nghiệp, được coi là giải pháp thay thế hoàn hảo cho các sản phẩm nội thất vốn chỉ sử dụng vật liệu truyền thống.

Cùng với sự phát triển và sáng tạo không ngừng trong ngành vật liệu xây dựng, gỗ công nghiệp cũng có những bước biến vượt bậc. Không chỉ cải tiến về chất lượng, gỗ công nghiệp hiện nay cũng có sự đa dạng về chủng loại, đáp ứng phong phú nhu cầu sáng tạo trong thiết kế & thi công nội thất.

Trong bài viết này, Pixelhome cùng anh chị tìm hiểu các dòng gỗ công nghiệp hiện đang sử dụng phổ biến trên thị trường, cách phân biệt và đặc điểm ứng dụng của từng loại anh chị nhé!

1. Các dòng gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường

1.1 Gỗ MDF

Gỗ MDF là gì?

– Gỗ MDF là vật liệu gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta đã quá quen thuộc với các tên gọi như gỗ MDF lõi xanh, gỗ MDF chống ẩm, ván ép mùn… Có thể nói tất cả cách gọi trên đều chỉ dòng sản phẩm MDF.

– Bản thân chữ MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.

– Về cấu tạo, ván MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

– Các dòng MDF hiện nay có thể chia thành ván chống ẩm và ván thường. Màu sắc của ván MDF chống ẩm thường là xanh hoặc đen, đối với ván thường thì sẽ chỉ có màu gỗ hoặc màu nâu. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng làm gỗ giả rất phổ biến, lõi gỗ nhiều khi chỉ là nhuộm màu xanh giả chống ẩm. Do vậy, việc tìm đơn vị thiết kế thi công uy tín để đảm bảo vật liệu chuẩn xác là cực kì quan trọng.

Ứng dụng của gỗ MDF trong nội thất

Với các ưu điểm nổi trội như khả năng thi công nhanh chóng, đa dạng bề mặt phủ ván MDF, cho khả năng chống cháy nổ, không bị cong vênh, nứt nẻ, giá thành tương đối hợp lí… Các ván gỗ MDF hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong nội thất gia đình hoặc các cơ quan. Một vài ứng dụng có thể kể đến như thi công tủ bếp sử dụng ván MDF chống ẩm, thi công giường ngủ, tủ quần áo, thi công kệ sách, bàn học…

Tủ bếp sử dụng ván MDF cao cấp
Tủ bếp sử dụng ván MDF cao cấp
Ứng dụng gỗ MDF trong thi cong nội thất phòng ngủ
Ứng dụng gỗ MDF trong thi cong nội thất phòng ngủ
Kệ và lam vách sử dụng chất liệu gỗ MDF cao cấp
Kệ và lam vách sử dụng chất liệu gỗ MDF cao cấp
Kệ và lam vách sử dụng chất liệu gỗ MDF cao cấp
Kệ và lam vách sử dụng chất liệu gỗ MDF cao cấp
Tủ áo gỗ công nghiệp phun sơn

>> Xem báo giá tủ bếp gỗ MDF lõi xanh

1.2 Gỗ HDF

Gỗ HDF là gì?

– Gỗ HDF có thể cao là phiên bản cao cấp hơn của gỗ MDF. Bản thân chữ H trong “HDF – High Density Fiberboard” phân biệt với từ M trong “MDF – Medium Density Fiberboard”. Ván HDF – gỗ sợi mật độ cao cho tỉ trọng nén rất cao. Điều này có thể dễ dàng phân biệt bằng trọng lượng trên cùng một thể tích giữa ván MDF và HDF, ván HDF cho tỉ trọng trên cùng một thể tích là lớn hơn. Ngoài ra bề mặt ván HDF thường rất mịn và nhẵn, bột sợi được nghiền có độ tinh cao hơn so với ván MDF.

– Xét về cấu tạo, ván HDF được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính.

– Ván HDF hiện nay phổ biến là ván HDF chống ẩm và ván siêu chống ẩm (black HDF).

– Với đặc điểm cấu tạo và sản xuất, ván HDF cho khả năng chịu lực và chịu nén vô cùng tốt. Đây có thể coi là ván gỗ công nghiệp có độ bền hàng đầu hiện nay.

Ứng dụng ván HDF

Ván HDF được ứng dụng cả nội và ngoại thất, với đặc tính chịu lực, chịu nén, chịu nước vô cùng tốt, sản phẩm được dụng để thi công tủ bếp, giường ngủ, ốp sàn, ốp trần…

Phòng ngủ master thực tế
Phòng ngủ master thực tế ứng dụng gỗ HDF
Tủ bếp cao cấp ứng dụng ván HDF An Cường
Tủ bếp cao cấp ứng dụng ván HDF An Cường
Phòng khách với sàn gỗ HDF chịu nước cao cấp
Phòng khách với sàn gỗ HDF chịu nước cao cấp
Tủ bếp ứng dụng ván HDF bề mặt laminate
Tủ bếp ứng dụng ván HDF bề mặt laminate

1.3 Gỗ MFC

Ván MFC là gì?

– Ván MFC – Melamine Faced Chipboard tức ván dăm bề mặt phủ Melamine. Loại ván này có cấu tạo khá tương đồng với ván MDF nhưng thành phần có khác biệt.

– Vật liệu cấu tạo chủ yếu gồm các dăm gỗ nghiền nhỏ từ các cây được thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn… kết hợp với keo, phụ gia chống ẩm (với ván MDF chống ẩm) ép tạo độ dày với lực nén vừa phải.

Một vài dòng ván MFC của An Cường

– Một vài ưu điểm của ván MFC có thể kể như:

  • Bề mặt bền (chống trầy, chống cháy)
  • Giá thành rẻ hơn so với MDF
  • Màu vân gỗ Melamine phủ bề mặt tương đối đa dạng, phù hợp với nhiều yêu cầu về thẩm mĩ.
  • Thời gian thi công nội thất nhanh chóng, dễ dàng bắt kịp tiến độ.
  • Khả năng bám vít rất tốt, được đánh giá tốt hơn cả ván MDF.

Ứng dụng ván MFC

Với những ưu điểm của mình, ván gỗ MFC được ứng dụng tương đối phổ biến trong nội thất nhà ở và văn phòng. Các sản phẩm ứng dụng ván MFC thường là các sản phẩm không phải chịu tác động lực quá lớn, hoặc nội thất không phải chịu môi trường ẩm mốc cao. Điển hình có thể kể như kệ tivi, bàn học, giá sách, ốp lam gỗ trang trí, tab đầu giường,…

Phòng ngủ ứng dụng ván MFC
Kệ tivi gỗ MFC vân óc chó
Nội thất phòng ngủ sử dụng ván MFC phủ Melamine An Cường
Tủ quần áo đẹp sử dụng ván MFC
Nội thất phòng học ứng dụng gỗ MFC siêu đẹp

>> Có nên thi công tủ bếp bằng gỗ MFC không, xem ngay câu trả lời

1.4 Gỗ Plywood

Ván Plywood là gì?

– Gỗ Plywood, gỗ ván ép, gỗ dán đều chỉ cùng một loại gỗ. Chúng là sự sáng tạo của ngành kỹ thuật ra đời từ những năm 1980 tại NewYork và đến đầu những năm 1990 chúng ta đã thấy sự xuất hiện của loại ván ép này tại các nhà máy trực thuộc các công ty quốc doanh tại Việt Nam.

– Gỗ Plywood (ván ép) được tạo ra từ nhiều lớp ván gỗ tự nhiên mỏng cùng loại, cùng kích thước xếp chồng lên nhau một cách liên tục theo hướng của đường vân gỗ. Các lớp này được dán lại với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ plywood hay còn gọi là ván ép.

Ván gỗ Plywood

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên tấm
  • Chịu lực chịu nén vô cùng tốt, tốt hơn cả gỗ MDF hay HDF
  • Cho khả năng chịu nước cực tốt
  • Khả năng bám vít tốt
  • Dễ dàng thi công

Tuy nhiên nó cũng có một vài nhược điểm có thể kể đế như:

  • Giá thành đắt đỏ: Nếu so với MDF hay HDF thì ván plywood có giá thành đắt hơn tương đối. Điều này có thể hiểu được vì sản phẩm này được hình thành từ các ván gỗ tự nhiên lạng mỏng ép thành. Do vậy, bản chất gỗ plywood cũng gỗ tự nhiên.
  • Không có khả năng trạm khắc như trên các ván gỗ tự nhiên thực thụ: Do cấu tạo ép lớp, ván plywood chỉ có thể tiến hành soi CNC hoặc đục CNC đơn giản, không có khả năng đục đẽo hoa văn phức tạp như trên các ván gỗ tự nhiên nguyên tấm.
Cận cảnh lớp cắt ván Plywood của một sản phẩm nội thất
Cận cảnh lớp cắt ván Plywood của một sản phẩm nội thất

Ứng dụng ván Plywood

Ứng dụng của ván gỗ plywood là vô cùng đa dạng, đây có thể coi là dòng gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay, tốt cả về khả năng chịu lực chịu nén lẫn chịu nước. Sản phẩm này có thể ứng dụng để làm ốp sàn, ốp trần nội, ngoại thất, làm bàn học, tủ bếp, giường ngủ…Dưới đây là một vài hình ảnh ứng dụng cụ thể.

 

Nội thất phòng ăn ứng dụng gỗ plywood chịu nước
Nội thất phòng ăn ứng dụng gỗ plywood chịu nước
Ứng dụng gỗ Plywood đem đến không gian nội thất mộc mạc
Ứng dụng gỗ Plywood đem đến không gian nội thất mộc mạc
Ứng dụng gỗ Plywood đem đến không gian nội thất mộc mạc
Ứng dụng gỗ Plywood đem đến không gian nội thất mộc mạc
Kệ tivi sử dụng gỗ Plywood chịu nước
Kệ tivi sử dụng gỗ Plywood chịu nước

2. Liên hệ Pixelhome để nhận thêm thông tin hữu ích