Đăng kí tư vấn Báo giá tủ bếp

Sơn Vecni là gì? Cách đánh Vecni cho nội thất gỗ

5/5 - (3 bình chọn)

Xin chào quý khách hàng, sơn vecni đã được sử dụng từ rất lâu trong nội thất gỗ. Với những người làm trong lĩnh vực sản xuất nội thất mà nói, sơn vecni là sản phẩm phụ trợ không thể thiếu, tuy nhiên, với những người dùng thông thường, đôi khi quý khách chỉ nghe qua hoặc chưa từng biết đến sơn Vecni và công dụng của nó. Trong bài viết này, Pixel Home sẽ cùng anh chị tìm hiểu kĩ hơn sơn vecni là gì, và cách đánh Vecni chuẩn nhất cho nội thất gia đình của anh chị nhé!

1. Sơn vecni được chế tạo như thế nào?

Sơn Vecni là hỗn hợp của cồn 90 độ và nhựa cánh kiến (Kerria lacca), sau khi hỗn hợp này được ngâm khoảng 24h, lượng cồn dư thừa sẽ bay hơi hết, cô đọng lại là dung dịch với màu nâu nhạt và có độ óng. Tác dụng chính của vecni chính là bao phủ lên bề mặt của các sản phẩm nội thất và đặc biệt là những đồ làm bằng gỗ.

Hỗn hợp Vecni
Hỗn hợp Vecni

2. Công dụng của sơn vecni trong nội thất gỗ

Một vài công dụng nổi bật của sơn vecni trong nội thất gỗ có thể kể như:

– Vecni có màu vàng óng rất đẹp, khi sơn lên bề mặt gỗ rất tôn màu, đặc biệt phù hợp với các sản phẩm gỗ tự nhiên màu sáng như sồi, tần bì, …

– Quét một lớp Vecni không chỉ nâng cao thẩm mĩ cho nội thất, nó còn hạn chế nội thất gỗ bị ẩm ốc và mối mọt.

– Thích hợp sử dụng để tô điểm cho những món đồ nội thất và đồ cổ có giá trị cao.

– Thích hợp sử dụng để tô điểm cho những món đồ nội thất và đồ cổ có giá trị cao.

– Vecni có thể dễ dàng đánh mới lại sau khi lớp sơn cũ đã bị phai, quá trình làm mới vecni không ảnh hưởng tới chất lượng và độ bền của nội thất.

Đánh vecni cho đồ gỗ
Đánh vecni cho đồ gỗ

Xét về khía cạnh an toàn:

– Sơn vecni được chế tác hoàn toàn thủ công, các nguyên liệu chế tạo vecni an toàn với môi trường và người tiếp xúc.

– Không gây mùi khó chịu, không độc hại và không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Nhựa cánh kiến - vật liệu tư nhiên
Nhựa cánh kiến – vật liệu tư nhiên

Tuy nhiên, sơn Vecni cũng có vài điểm hạn chế như:

– Loại sơn này không có gam màu phong phú, vì được chế tác thủ công nên màu sắc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu tự nhiên. Hiện nay, chỉ có duy nhất hai màu vecni là cánh gián và nâu gụ.

– Sơn vecni không có độ thấm cao, do đó dễ bị phai màu sau thời gian làm mới.

– Lớp vecni tương đối mỏng, khác với sơn PU (lớp tráng dày), do đó không có nhiều công dụng trong việc chống trầy xước như PU.

– Kĩ thuật đánh vecni tương đối phức tạp, vừa đòi hỏi kĩ thuật vừa đòi hỏi sự kiên nhẫn của người thợ.

Đánh vecni cho nội thất gỗ
Đánh vecni cho nội thất gỗ

>> Xem thêm mẹo bảo quản sofa luôn mới

3. Cách đánh sơn vecni chuẩn nhất cho nội thất nhà bạn

3.1 Những nội thất cần được đánh sơn Vecni

– Nội thất gỗ bị bạc màu, phai màu sau thời gian sử dụng.

– Nội thất gỗ bị ám ố, loang lổ do nước hoặc thức ăn gây ra.

– Nội thất gỗ bị bám bụi lâu ngày và không thể lau cọ bằng cách thông thường.

– Nội thất gỗ bị xước nhẹ, xước dăm ảnh hưởng tới thẩm mĩ.

Trước kia, khi công nghệ sơn công nghiệp chưa phát triển, các khái niệm sơn PU, PE còn chưa được biết đến rộng rãi thì vecni là lựa chọn số một để phủ bề mặt nội thất gỗ. Hiện nay, có sự ra đời của các dòng sơn công nghiệp, sử dụng vecni vẫn cho hiệu quả cao tuy nhiên cần phải chọn lọc nội thất phù hợp để sử dụng loại sơn này.

Vì vecni chỉ bám phủ một lớp mỏng bên trên bề mặt, nên nó sẽ phù hợp hơn với các nội thất không bị tác động bở ngoại lực như khung tranh ảnh, tủ gỗ trang trí, đồ gỗ quý, cầu thang, tủ áo… Với các nội thấy như bàn ghế, cửa cánh, kệ sập… nên sử dụng sơn PU sẽ cho độ bền và độ bóng tốt hơn.

Đánh vecni cho cầu thang bóng mới
Đánh vecni cho cầu thang bóng mới

3.2 Một vài lưu ý trước khi đánh vecni

– Vệ sinh đồ gỗ cần đánh vecni bằng vải sạch ẩm, chú ý làm sạch cả các góc cạnh cẩn thậm để đảm bảo khi sơn vecni bám đều và đẹp

– Nội thất có vết nứt cần được khắc phục bằng gỗ hoặc bột gỗ và keo, sau đó tiến hành đánh mịn phần vừa khắc phục. Nếu không tự tin trong việc này bạn nên thuê thợ để làm tránh gây hỏng hóc.

3.3 Chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu và vật dụng cần có để sẵn sàng làm mới nội thất gỗ nhà bạn gồm:

– Giấy chà nhám các loại như: P600, P400, P320, P240 và P180. Số lượng bao nhiêu phụ thuộc vào công việc và món đồ cần đánh vecni. Sử dụng càng nhiều sẽ cho độ mịn và độ tinh xảo càng cao.

– Cục chà nhám để dán giầy nhám vào nhằm mục đích đỡ đau tay vì phải chà đi chà lại nhiều lần.

– Chổi sơn để quét vecni.

– Dung dịch vecni.

– Một ít giẻ lau và chuẩn bị thêm nước sạch để sử dụng.

Chuẩn bị đánh vecni
Chuẩn bị đánh vecni

3.4 Tiến hành sơn vecni theo các bước sau

  1. Tiến hành chà nhám bề mặt đồ gỗ cần đánh vecni bằng loại giấy nhám P180. Sau đó lau sạch bề mặt gỗ bằng giẻ lau. Lưu ý cho giẻ ướt bằng nước sạch để lau nhanh hơn.
  2. Đánh nhám tiếp tục bằng giấy nhám P240 để bề mặt gỗ được láng và mịn hơn. Nếu đánh bằng giấy nhám P180 đạt yêu cầu rồi có thể chuyển qua bước 3.
  3. Dùng chổi sơn quét dung dịch vecni lên bề mặt gỗ. Cần chú ý dung dịch vecni cần phải pha loãng, bởi dung dich vecni khi mua về rất quánh và đặc. Thông thường ta nên pha 1/2 dung dịch vecni và 1/2 nước sạch rồi sau đó mới quét lên gỗ.
  4. Đợi dung dịch vecni khô hoàn toàn. Có thể phải mất cả ngày hoặc nhanh nhất cũng mất nửa ngày. Tiếp theo dùng loại giấy nhám P320 để đánh lại và dùng giẻ ướt lau sạch.
  5. Tiếp tục quét dung dịch vecni lên gỗ lần nữa và đợi khô. Sau khi khô hoàn toàn thì dùng giấy nhám loại P400 để đánh. Đánh đạt yêu cầu thì dùng giẻ ướt lau sạch
  6. Bước cuối cũng tương tự như bước 5. Tuy nhiên bước này bạn dùng nhám P600 để đánh. Thông thường sau bước này là bề mặt gỗ láng mịn, bóng đạt yêu cầu.

>> Xem thêm cách vệ sinh tủ áo gỗ công nghiệp đúng cách

4. Liên hệ Pixel Home để nhận thêm thông tin hữu ích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *