Đăng kí tư vấn Báo giá tủ bếp

Bao lâu thì nên vệ sinh tủ bếp một lần?

5/5 - (3 bình chọn)

Xin chào quý khách hàng của Nội Thất Pixel Home. Việc vệ sinh nhà cửa dường như là công việc hàng ngày. Tuy nhiên, vệ sinh nội thất như bàn ghế và giường tủ lại không thường xuyên được thực hiện. Đặc biệt với tủ bếp nấu ăn. Thời gian dài không vệ sinh không chỉ khiến khu vực nấu ăn của quý vị có mùi hôi lạ, nó còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và côn trùng hoạt động, điều này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của tủ bếp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm vệ sinh tủ bếp chuẩn nhất, mời quý anh chị theo dõi!

1. Tại sao cần vệ sinh tủ bếp?

Tủ bếp là nơi đặc biệt lý tưởng để vi khuẩn và côn trùng phát triển. Thông thường chúng ta chỉ chú ý vệ sinh bề mặt bàn bếp nấu, việc này thường thực hiện ngay sau khi nấu ăn hoặc dọn dẹp. Đây là việc làm cần thiết nhưng chưa đủ. Bạn có bao giờ hỏi “vì sao ngày nào tôi cũng lau dọn bếp đàng hoàng nhưng bếp nấu vẫn sinh ra mùi hôi không?”

Vệ sinh tủ bếp ( nguồn internet )
Vệ sinh tủ bếp ( nguồn internet )

2. Bao lâu thì nên vệ sinh tủ bếp một lần?

– Vệ sinh tủ bếp là điều cần thiết. Tuy nhiên công việc này không đòi hỏi phải thực hiện liên tục như quét nhà hay lau nhà. Chúng tôi khuyên anh chị 2 tháng nên kiểm tra toàn bộ các khoang của tủ bếp một lần. Ngay sau khi phát hiện ra các chất bẩn hoặc ngấm rò nước ở các khoang tủ, anh chị cần kịp thời xử lí ngay hoặc gọi cho đội kĩ thuật của bên tủ bếp để xử lí. Trong quá trình sử dụng nếu anh chị phát hiện mùi hôi lạ, anh chị cần thực hiện kiểm tra khoang tủ khu vực bồn rửa đầu tiên, sau đó là khoang tủ khu vực đặt bếp.

Vệ sinh bề mặt cánh tủ trên dưới và khoang giá bát, xoong nồi: Tối thiểu anh chị nên vệ sinh 4 tháng một lần, để đảm bảo tủ luôn có độ bóng mới, đồng thời bảo vệ các phụ kiện tủ bếp không bị ăn mòn hoặc hư hại do các chất lạ gây ra.

Vệ sinh tủ bếp ( nguồn internet )
Vệ sinh tủ bếp ( nguồn internet )

3. Những khu vực cần được vệ sinh trong tủ bếp

3.1 Các khu vực cần chú ý vệ sinh kĩ

Dù đã thực hiện vệ sinh bếp hàng ngày những vẫn còn sinh ra mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân có thể đến từ các khu vực sau:

  1. Khoang bồn rửa: Đây là nơi dễ ngấm và bắn nước. Thông thường anh chị sẽ lau nước quanh bồn khi bị bắn ra ngoài, tuy nhiên quá trình sử dụng có một lượng nước nhất định đã bắn và thấm xuống khoang bồn rửa, đôi khi là rỉ ống nước xả bồn rửa nhưng anh chị không có chú ý. Việc này sau thời gian dài thường sẽ mọc rêu đen hoặc váng cặn nơi đáy khoang tủ, đặc biệt sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu.
Khoang tủ bếp phần chậu rửa bị bẩn
Khoang tủ bếp phần chậu rửa bị bẩn
  1. Khu vực nấu ăn: Tủ bếp thường chia thành ba khu vực gồm: khu sơ chế, khu nấu nướng và và lưu trữ. Khu nấu nướng thường rất ám mùi, trong quá trình nấu ăn, thức ăn rơi ra có thể vô tình lọt vào các khe tủ hoặc rơi vào các khoang tủ khu vực nấu ăn. Thời gian dài thức ăn không được phát hiện sẽ ôi thiu nhanh chóng sinh ra mùi hôi. Anh chị cần chú ý kiểm tra cả những khu vực này nếu bếp có mùi lạ nhé.
Khoang tủ bếp nấu thiếu vệ sinh gây ra mùi hôi
Khoang tủ bếp nấu thiếu vệ sinh gây ra mùi hôi
  1. Khoang tủ chứa thùng rác: Nếu anh chị thiết kế tủ có chứa thùng rác âm tủ thì cũng phải chú ý. Khoang tủ thường không kín hoàn toàn, điều này là cơ hội tốt cho gián và chuột lộng hành. Chúng thường bới rác và để lại chất thải của chúng trong khoang, đôi khi là vương ra cả các khu vực lân cận

3.2 Các khu vực chỉ cần vệ sinh qua

Khoang giá bát, xoong nồi, dao thớt, và bề mặt cánh tủ là các khu vực không cần phải vệ sinh thường xuyên và kĩ càng. Anh chị chỉ cần chú ý vệ sinh định kì để đảm báo bếp luôn được sáng bóng, và phụ kiện luôn đảm bảo hoạt động tốt.

Đọc thêm về mẹo vệ sinh tủ bếp Acrylic chuẩn nhất

Khoang đựng giá bát
Khoang đựng giá bát

4. Liên hệ với Pixel Home để nhận tư vấn các hạng mục nội thất